Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Khuyết Cổ Răng Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

17:47:00 0 Comments A+ a-

Nguyên nhân khuyết cổ răng và cách điều trị khuyết cổ răng - Khuyết cổ răng thường gặp ở cả răng cửa trước lẫn răng hàm ở phía sau, tùy nguyên nhân và mức độ

Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Khuyết Cổ Răng Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Khuyết Cổ Răng Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
Khuyết cổ răng hay còn gọi là tiêu thân răng hình chêm là một rãnh sâu, lõm vào hình chữ V ở mặt ngoài răng ở sát viền lợi, hay gặp ở các răng hàm nhỏ ở răng số 4 và 5, răng số 6 và các răng cửa.
1. Nguyên nhân gây ra khuyết cổ răng:
Khuyết cổ răng do nhiều nguyên nhân gây ra.
- Khuyết cơ học: do chải răng quá mức, không đúng cách... Việc chải răng ngang và sử dụng bàn chải có lông cứng hay kem đánh răng có chứa nhiều chất mài mòn là nguyên nhân gây khuyết cổ răng.
- Khuyết hóa học: thường ở mặt trong răng do dịch vị từ dạ dày có tính acid trào lên khoang miệng, hay gặp ở những người có chứng bị nôn hoặc trào ngược thực quản do nghiện rượu hoặc các rối loạn về ăn, uống,…thường gây khuyết mặt ngoài của răng.
- Khớp cắn lệch lạc, không hài hòa làm cho lực tác động lên răng trong quá trình ăn nhai không đồng đều hoặc tật nghiến răng, thói quen ăn thức ăn cứng gây xoắn vặn quá mức cũng gây khuyết cổ răng.
- Những yếu tố di truyền làm sức kháng mài mòn của răng bị yếu đi.
- Do bệnh lý toàn thân, như: gout, thấp khớp, thiếu canxi, giảm tiết nước bọt.
Trên thực tế, khuyết cổ răng là hậu quả của hai hay nhiều nguyên nhân trên kết hợp với nhau.



2. Dấu hiệu nhận biết:
Khuyết cổ răng thường gặp ở cả răng cửa trước lẫn răng hàm ở phía sau, tùy nguyên nhân và mức độ khuyết cổ mà có các biểu hiện khác nhau:
- Khuyết răng cửa: vết mòn ở rìa cắn do thói quen cắn đinh ghim, nắp chai, cắn chỉ... Mòn ở mặt trong răng do hay bị nôn và mặt ngoài do tiếp xúc với bụi hoặc hơi nước có acid.
- Khuyết răng hàm: có thể bị mòn ở các hố rãnh mặt nhai hoặc mặt trong, ngoài. Mặt nhai thường mòn tạo hình chén hoặc lõm như miệng núi lửa. Mặt ngoài mòn giống như ở răng cửa.



3. Cách điều trị khuyết cổ răng:
Khi thấy xuất hiện một vết khuyết trên răng, hãy nói cho bác sĩ nha khoa. Cũng có thể cảm thấy ê răng. Vấn đề được phát hiện sớm, tổn thương sẽ được ngăn chặn. Điều trị mòn răng tùy thuộc vào tình trạng tổn thương mô răng.
Nếu tổn thương mòn răng sâu vào bên trong, có thể trám. Nếu là mòn nông, không bị nhạy cảm, có thể không cần điều trị. Đối với những răng nhạy cảm, nha sĩ có thể khuyên bạn nên dùng kem fluor và nước súc miệng ở nhà.
Nếu răng cần trám răng, nha sĩ sẽ thay thế phần men răng biến mất bằng một vật liệu trám có màu giống với răng. Có hai loại vật liệu được dùng là Composite (miếng trám nhựa) và GIC (Glass Ionomer Cement). Đối với những răng mòn sâu có thể cần đến điều trị tủy hoặc nhổ bỏ.
Những điều trị phục hồi có thể thực hiện để cải thiện chức năng và thẩm mỹ đối với răng. Nếu nguyên nhân của sự mòn răng do thuốc đang sử dụng, bạn có thể được bác sĩ đa khoa hay bác sĩ gia đình tư vấn. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cho toa thuốc khác hoặc thay đổi cách dùng để giảm nguy cơ làm mòn răng.
Tuy nhiên, nha sĩ sẽ không điều trị phục hình khi mà nguyên nhân mòn răng vẫn còn tồn tại, chỉ có thể giúp hạn chế sự mòn răng. Ví dụ như nha sĩ sẽ trám một lớp nhựa Composite lên các răng, vai trò như một rào chắn sự tiếp xúc giữa axit và răng.

Nguồn tin: Kiến thức nha khoa

Nha khoa thẩm mỹ

Nha khoa thẩm mỹ