Cách Bảo Quản Bàn Chải Đánh Răng Luôn Sạch Khuẩn

05:58:00 0 Comments A+ a-

Bàn chải đánh răng được xem là nơi tập trung hầu như tất cả các loại vi khuẩn gây nên các bệnh về răng miệng. Sau đây là cách bảo quản bàn chải luôn sạch sẽ sau một thời gian dài sử dụng.
Cách Bảo Quản Bàn Chải Đánh Răng Luôn Sạch Khuẩn
Bạn có thể đã nghe nói về nhiễm khuẩn bàn chải đánh răng và tự hỏi đó có phải là một vấn đề cần quan tâm trong vệ sinh răng miệng hay không? Khoang miệng của mỗi người có chứa hàng trăm loại vi sinh vật khác nhau, một số sẽ được truyền qua bàn chải đánh răng khi sử dụng. Vi sinh vật ngoài môi trường cũng có thể phát triển trên bàn chải đánh răng trong quá trình lưu trữ.
Bàn chải đánh răng có thể đã chứa vi khuẩn khi vừa lấy ra khỏi hộp, vì không có quy định nào bắt buộc bàn chải phải được bảo quản trong môi trường vô trùng khi bán ra thị trường. Tuy nhiên, cơ thể con người thường xuyên tiếp xúc với các vi khuẩn có hại tiềm tàng, và có những cơ chế để tự bảo vệ chống lại vi sinh vật và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Theo một nghiên cứu gần đây nhất, bàn chải đánh răng có thể trở thành vật trung gian để lây truyền vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm. Đặc biệt khi bạn dùng chung nhà vệ sinh, nhà tắm với nhiều người khác, khả năng nhiễm bệnh sẽ cao hơn.
Làm thế nào để giữ cho bàn chải đánh răng được sạch sẽ?
1. Đặt bàn chải nằm ngang sau khi đánh răng:
Để bàn chải ở những vị trí nằm ngang sau khi đánh răng xong - đó là sai lầm. Nên dựng đứng chúng để nước có thể róc khô, tránh ẩm ướt ở lông bàn chải. Đặt bàn chải ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc với bàn chải đánh răng của người khác.
Không những thế, việc để bàn chải trong cốc cũng tạo cơ hội cho vi khuẩn và vi trùng trong không khí xâm nhập. TS Curatola khuyến cáo mọi người nên sử dụng 1 miếng chắn bằng vải màn để bảo quản bàn chải, vừa giúp bàn chải khô ráo vừa chống lại vi trùng.


 
2. Để bàn chải quá gần bệ toilet:
Hầu hết, mọi người thường để bàn chải đánh răng trong phòng tắm. Trong khi đó, nhà tắm thường kết hợp luôn với bệ toilet. Đây thực sự là cơ hội tốt để các loại vi khuẩn, vi trùng, vi sinh vật trong nhà vệ sinh bám vào bàn chải.
Nếu bạn đang để bàn chải đánh răng cách bệ vệ sinh khoảng cách dưới 2m, hãy cẩn trọng. "Có thể mọi người không nhận ra, vi khuẩn trên bàn chải đánh răng còn nhiều hơn chỗ ngồi bệ vệ sinh", TS Curatola thuộc Nha Khoa Rejuvenation (Mỹ) cho biết.



 
3. Không nên khử trùng bàn chải bằng lò vi sóng:
TS Curatola cho biết 1 trong những sai lầm lớn nhất là dùng lò vi sóng để khử trùng bàn chải đánh răng. "Họ nghĩ rằng họ đang khử trùng bàn chải, nhưng thực tế là họ đang làm nóng chất nhựa, bởi hầu hết bàn chải đánh răng đều được làm bằng nhựa, silicon và nylon. Lò vi sóng sẽ làm nhựa biến tính và tan chảy", bác sĩ Curatola nói.
Ông cũng cảnh báo việc khử trùng bàn chải đánh răng nhựa bằng lò vi sóng có thể khiến con người nhiễm chất bisphenol- A (BPA), một hóa chất độc hại trong nhiều loại nhựa. Nó ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, có thể gây ra bệnh vô sinh và các bệnh ung thư khác nhau.
Do đó, 1 cách đơn giản, Curatola khuyên rửa bàn chải đánh răng bẩn với nước ấm và một lượng nhỏ xà phòng, sau đó, dùng 1 miếng chắn bằng vải màn để tránh nhiễm khuẩn. Ông cũng khuyên nên mua bàn chải đánh răng mới ít nhất 4 lần một năm.


 
4. Dùng kem đánh răng để làm sạch bàn chải:
Curatola cho biết: "Kem đánh răng thông thường không có tác dụng đối với vi khuẩn trên bàn chải". Về cơ bản, miệng của chúng ta có hàng tỷ vi khuẩn có lợi cho sức khỏe (hay còn gọi là microbiome). Tuy nhiên, với nhiều người, các vi khuẩn này không có lợi nếu họ sử dụng các loại kem đánh răng không đảm bảo chất lượng, ví dụ như kem đánh răng làm trắng răng hay nước súc miệng.
Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe răng miệng, bạn nên tránh dùng kem đánh răng chứa quá nhiều hóa chất. Tránh dùng kem đánh răng có chứa hóa chất như sodium laurel sulfate hay triclosan copolymer. Sodium laurel sulfate là một chất tẩy rửa và gây khó chịu cho miệng. Thậm chí nó còn làm tăng tình trạng loét miệng, lở miệng. Hơn nữa, một số chuyên gia đang lo ngại rằng việc tiếp xúc với hóa chất triclosan, một chất kháng khuẩn và kháng nấm, có thể làm tăng các chủng vi khuẩn kháng thuốc. Và chính những vi khuẩn này sẽ "bám trụ" vào bàn chải đánh răng.



 
5. Một số lời khuyên làm sạch bàn chải:
Sau khi đã mang chiếc bàn chải ra xa nhà vệ sinh thì bạn cần chú ý đến một số phương pháp làm sạch sau:
- Rửa thật kỹ bàn chải đánh răng bằng nước sạch ngay sau mỗi lần sử dụng nó.
- Giữ cho bàn chải thật khô:Vi khuẩn rất yêu thích môi trường ẩm ướt và chúng ta thì không yêu thích sự tồn tại của chúng trên chiếc bàn chải của mình đúng không nào.
- Giữ nó thẳng đứng:Bạn cần một dụng cụ để cắm bàn chải. Không để chúng nằm tiếp xúc với mặt bàn hay bất cứ vật gì để tránh nhiễm thêm vi khuẩn.
- Không bao giờ dùng chung bàn chải với bất kì ai: Những vi khuẩn lạ từ bàn chải người khác có thể nguy hiểm hơn vi khuẩn quen thuộc trên bàn chải của bạn đấy.



 
- Trước khi lấy kem đánh răng, cầm bàn chải rửa sạch qua với nước ít nhất trong 1-2 phút. Sau khi đánh răng xong, có thể súc miệng bằng nước súc miệng thích hợp nhằm loại bỏ những vi khuẩn còn lại ở trong miệng.
- Nhúng bàn chải đánh răng vào nước đang sôi. Mặc dù cách này sẽ làm các lông bàn chải yếu đi, tuy nhiên lại rất hiệu quả trong việc giết chết hàng triệu con vi khuẩn còn bám trụ trong bàn chải. Áp dụng phương pháp này 1 lần/tuần để hạn chế tối đa hư tổn cho bàn chải mà vẫn đảm bảo an toàn.
- Nghiên cứu lâm sàng cho thấy bàn chải đánh răng mới có thể loại bỏ mảng bám nhiều hơn đến *30% so với bàn chải đánh răng đã được sử dụng trong ba tháng. Hơn nữa, bàn chải đánh răng đã bị mòn có thể làm tổn thương đến mô lợi nhạy cảm của chúng ta. Đó là lý do tại sao cần phải thay bàn chải đánh răng của bạn 2-3 tháng một lần để đạt được hiệu quả làm sạch răng tối ưu.

Nha khoa thẩm mỹ

Nha khoa thẩm mỹ