Chữa Nhiệt Miệng Bằng Thuốc Nam Hiệu Quả Tại Nhà

11:11:00 0 Comments A+ a-

Chữa nhiệt miệng bằng thuốc nam giúp người bệnh tránh được những tác dụng phụ của thuốc tây. Trong mùa hè bệnh nhiệt miệng rất dễ phát sinh để căn bệnh này không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn.

Chữa Nhiệt Miệng Bằng Thuốc Nam Hiệu Quả Tại Nhà
Chữa Nhiệt Miệng Bằng Thuốc Nam Hiệu Quả Tại Nhà
1. Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là tên gọi dân gian của bệnh viêm loét niêm mạc miệng, là một bệnh lý thường gặp thuộc về răng miệng bởi nhiều nguyên nhân.Người bị nhiệt miệng thường có cảm giác đau đớn, khó chịu khi nói chuyện, há miệng hay khi nhai do bệnh nhiệt miệng thường hay xuất hiện ở các vùng lưỡi, môi, lợi hay vùng trong má.
Theo thống kê, trên thế giới có tới hơn 20% dân số thường xuyên bị nhiệt miệng và trong số chúng ta, dù ít nhưng ai cũng từng bị nhiệt miệng một vài lần trong đời. Bệnh xảy ra do một số nguyên nhân: căng thẳng, stress kéo dài; ăn nhiều đồ cay nóng; rối loạn bài tiết bên trong cơ thể; suy giảm chức năng khử độc của gan; thiếu chất; nhiễm khuẩn.
2. Biểu hiện của bệnh nhiệt miệng

Biểu hiện của bệnh là: trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 – 2 mm, đốm trắng to dần hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét.



Vết loét to dần, có khi tới 10 mm làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống sinh hoạt và giao tiếp. Nếu không có biến chứng vết loét tự lành sau 10 – 15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự.

Nhiệt miệng thường xuất hiện ở trên lưỡi, môi, lợi hay bên trong thành má. Trong dân gian cũng có nhiều cách chữa nhiệt miệng nhanh chóng và khá hiệu quả.


3. Cách chữa nhiệt miệng bằng thuốc nam

a. Trị nhiệt miệng bằng cà chua

Không chỉ là thực phẩm tuyệt vời cho sức khoẻ, cà chua cũng là một vị thuốc trong y học phương Đông. Với tính bình, vị chua, hơi ngọt, cà chua có tác dụng thanh nhiệt cũng như giải độc hiệu quả.



Để chữa nhiệt miệng, hãy ép cà chua lấy nước, sau đó ngậm nước ép ngày khoảng 4 lần trong ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.


b. Lá húng quế

Lá húng quế có tính ấm, chứa tinh dầu, khả năng làm mát máu, giảm đau kháng viêm, vì vậy rất thích hợp để điều trị nhiệt miệng.
Theo cách làm của dân gian, nhiệt miệng được trị bằng cách rất đơn giản: hái vài lá húng chó, rửa sạch sau đó nhai kĩ và nhấp vài ngụm nước lạnh. Mỗi ngày ăn khoảng 6 lần, chia đều các ngày.



c. Rau diếp cá

Dùng 100g rau diếp cá nhặt bỏ phần già, đem rửa sạch, để ráo nước. Sau đó đem xay nhuyễn rồi uống ngày 2-3 lần sẽ giúp giải nhiệt cơ thể và làm vết loét do nhiệt miệng mau lành hơn.

Bạn cũng có thể dùng 2-6g rau diếp cá sắc lấy nước, chia ra uống nhiều lần trong ngày, liên tục trong vài ngày sẽ mau chóng chữa khỏi nhiệt miệng cho bạn.



d. Lá rau ngót

Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2-3 lần.
4. Cách phòng tránh bệnh nhiệt miệng
- Thường xuyên uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả tươi.

- Hạn chế uống nhiều bia rượu và ăn các thực phẩm cay nóng.

- Hạn chế việc làm việc căng thẳng, thường uyên giữ tâm trạng thoải mái.

- Đảm bảo vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách.

- Có thể sử dụng các sản phẩm giải độc gan, điều hòa chức năng gan.
Nguồn tin: Kiến thức nha khoa

Nha khoa thẩm mỹ

Nha khoa thẩm mỹ