Những Điều Nên Biết Về Niềng Răng

10:32:00 0 Comments A+ a-

Niềng răng là một trong những biện pháp thẫm mỹ cho những ai có răng mọc lệch, bị hô, móm. Sau đây là những điều bạn nên biết về niềng răng!

nhung dieu can biet ve nieng rang
nhung dieu can biet ve nieng rang
Trước tiên Niềng răng là gì?
Niềng răng là một trong những phương pháp chỉnh nha có thể điều chỉnh và khắc phục những khuyết điểm của các răng mọc không đều trên cung hàm như: răng lệch lạc, hàm trên nhô ra ngoài nhiều hơn hàm dưới (hô) hoặc hàm dưới đưa ra ngoài nhiều hơn hàm trêm (móm), răng mọc sai vị trí và kích thước không khớp với xương hàm. Những điều này khiến bạn rất khó khăn trong việc giữ vệ sinh răng miệng, ảnh hưởng thẩm mỹ và chức năng nhai, trong một số trường hợp gây ra rối loạn khớp, đau khớp hàm kéo dài.
Niềng răng sớm và kịp thời có thể giúp xương hàm phát triển hài hòa, rút ngắn thời gian và giảm bớt chi phí điều trị, ít gây đau đớn, sớm sắp xếp ngay ngắn các răng mà không cần nhổ răng, răng sẽ mọc lại đúng vị trí, khớp cắn đều giữa hai xương hàm đạt độ hiệu quả thẩm mỹ cao, đồng thời loại bỏ được những khuyết điểm tạo hàm răng thẳng đều theo đúng tiêu chuẩn của một hàm răng đẹp.

.


Nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch của răng?
- Yếu tố di truyền: cha hay mẹ có xương hàm nhỏ, răng thì quá to hoặc ngược lại, khiến các răng không thể xếp ngay ngắn trên cung hàm.
- Các thói quen: như tật mút ngón tay, mút môi cắn môi, đẩy lưỡi, thở bằng miệng gây lệch lạc răng, làm hô răng mất hài hòa giữa răng và hàm.
- Chấn thương răng do tai nạn, té ngã, mất răng sữa sớm: việc chú ý giữ gìn răng sữa có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp các răng vĩnh viễn mọc đúng trên cung hàm. Thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng cũng gây nên một số bệnh như: sâu răng sớm, mất răng, các răng bị xô lệch.
=> Những nguyên này đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như: răng xoay, các răng mọc chen chúc, răng mọc sai chỗ không ngay ngắn trên cung hàm… dẫn đến thay đổi trên gương mặt, như: bị hô, móm, hở khớp cắn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa vấn đề liên quan đến sức khỏe .



Đối tượng nên và không nên niềng răng?
Những trường hợp chọn niềng răng để điều chỉnh chức năng và thẩm mỹ của bộ nhai thông thường là:
- Người bị sai lệch hoặc có nguy cơ sai lệch khớp cắn của bộ nhai.
- Người sai khớp cắn hoặc xương hàm do tai biến hoặc mắc bệnh lý.
Không phải bất cứ đối tượng nào cũng thích hợp để chọn giải pháp niềng răng giúp phục hồi chức năng nhai và thẩm mỹ. Nhóm đối tượng này bao gồm:
- Nhóm bệnh nhân đang mắc bệnh toàn thân nhất là toàn thân bị nhiễm trùng nặng.
- Nhóm người mắc các bệnh về máu.
- Nhóm bệnh nhân mắc các bệnh tâm thần.
- Người có dấu hiệu tiến triển của những dạng viêm quanh răng.



Độ tuổi thích hợp để niềng răng là bao nhiêu?
Với trẻ em, việc niềng răng mang lại nhiều hiệu quả tốt hơn. Do vậy, sau khi mọc đủ răng, tức trẻ đã đủ 10-12 tuổi, nếu thấy răng bị lệch, hô… có thể chọn niềng răng ngay từ thời điểm này. Thời gian điều trị có thể kéo dài từ 12 đến 24 tháng tùy trường hợp.
Với người lớn, khả năng niềng răng phải được suy xét từ các bệnh lý đang mắc phải cũng như độ chắc của răng. Bên cạnh đó, khả năng phát triển xương hàm ở người trưởng thành hầu như đã dừng lại nên cần nhiều thời gian hơn. Thông thường, họ phải được nhổ răng trước khi được niềng răng nhưng hiệu quả cũng thấp hơn rất nhiều so với trẻ nhỏ. 
Càng lớn tuổi thì chỉ định chỉnh nha càng hạn chế, việc điều trị sẽ khó khăn hơn và thời gian điều trị kéo dài hơn.



Niềng răng trong bao lâu?
Điều đó phụ thuộc vào kế hoạch điều trị của bạn. Nó cũng phụ thuộc vào khoảng cách và vị trí các răng của bạn, vấn đề tuổi tác, công việc…Thông thường thì thời gian sẽ từ 1 năm đến 2 năm.
Các loại niềng răng hiện nay?
Hiện nay có 3 loại hình niềng răng như sau:
- Niềng răng mắc cài:
• Mắc cài inox, kim loại
• Mắc cài sứ
• Mắc cài tự đóng
• Mắt cài mặt lưỡi (mắc cài trong)

- Niềng răng không mắc cài: Niềng răng thẩm mỹ bằng Invisalign và Clear Aligner
- Niềng răng với khí cụ tháo lắp
Ngoài tác dụng thẩm mỹ, niềng răng còn là một biện pháp cân chỉnh lại các khớp cắn, giúp kéo dài tuổi thọ của răng, bảo vệ sức khỏe răng miệng
Nguồn tin: Kiến thức nha khoa.

Nha khoa thẩm mỹ

Nha khoa thẩm mỹ