Nguyên Nhân Bị Ê Buốt Răng Là Do Đâu?

15:58:00 0 Comments A+ a-

Hiện tượng ê buốt răng là hiện tượng hay gặp ở nhiều người khi ăn đồ nóng, lạnh, ngọt hoặc đồ có tính axit. Vậy nguyên nhân dẫn đến ê buốt răng là do đâu?

Nguyên Nhân Bị Ê Buốt Răng Là Do Đâu?
Theo một nghiên cứu nha khoa quốc tế của giáo sư Martin Addy thuộc đại học Bristol Anh Quốc, xuất bản vào năm 2002 thì trên thế giới, cứ mỗi ba người sẽ có một người bị ê buốt răng.
Răng ê buốt gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của chúng ta, biểu hiện rõ nhất qua các hoạt động ăn uống hằng ngày. Tại Việt Nam, theo báo cáo kiểm tra sức khỏe thương hiệu bởi Công ty nghiên cứu thị trường Ipsos tháng 8/2014, 50% người Việt phải từ bỏ sở thích ăn những món nóng, lạnh, hoặc chua – dù mình rất thích vì hiện tượng ê buốt răng.
“Đặc trưng công việc buộc tôi phải nêm nếm thức ăn hàng ngày, nên việc bị ê buốt răng thật khó chịu, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống cũng như công việc của tôi” – chị Hoàng Minh Nhật, Vua đầu bếp (Master Chef) cho biết. Cũng giống như chị Hoàng Minh Nhật, nhiều người Việt vẫn đang chịu đựng hiện tượng răng ê buốt. Nhiều người chưa tìm đến phương pháp nha khoa vì xem nhẹ hiện tượng này hoặc cho rằng ê răng có thể tự khỏi mà không cần bất cứ can thiệp nào.


Vậy nguyên nhân ê buốt răng là từ đâu:
Trong điều kiện bình thường, ngà răng bên trong (lớp bao quanh dây thần kinh) được bảo vệ bởi lớp men răng bao phủ bên ngoài. Theo thời gian, lớp men răng trở nên mỏng hơn và có ít tác dụng bảo vệ hơn.
Lợi cũng có thể tụt theo thời gian để lộ lớp ngà ở bề mặt bên ngoài dưới chân răng (mòn cổ răng). Ngà răng chứa một số lượng lớn những ống nhỏ đi từ bên ngoài răng đến các dây thần kinh nằm ở trung tâm của răng. Khi ngà bị lộ, những ống này có thể bị kích thích bởi sự thay đổi nhiệt độ hoặc một số loại thực phẩm.
Ăn nhiều thực phẩm có tính axit: Đồ ăn, thức uống chứa nhiều axit có thể làm mòn lớp men bảo vệ răng, từ đó hình thành các đốm đen (khởi đầu của sâu răng).
Thường xuyên ăn thực phẩm cứng: Ăn thực phẩm cứng hay cắn ngập răng đều có thể gây mẻ, lung lay thậm chí gãy răng. Khi chiếc răng đã bị vỡ, lớp tủy nằm sâu trong răng sẽ dễ bị kích thích. Răng bị mẻ cũng dễ nhiểm khuẩn, dẫn đến viêm đau.
Sử dụng chất làm trắng răng và một số kem đánh răng có nồng độ chất làm trắng răng cao: Ai cũng muốn có một nụ cười rạng rỡ hơn nhưng đối với một số người, chất làm trắng và một số kem đánh răng có chất peroxide có thể gây cảm giác ê buốt răng.
Hay nghiến răng: Men răng là lớp vật chất cứng nhất trong cơ thể, tuy nhiên hành động nghiến răng kéo dài khiến men răng sẽ bị bào mòn dần dần.
Làm đẹp cho răng: Tẩy trắng, trang trí hay niềng răng thẩm mỹ… đều tác động gây mòn men răng, lộ ngà răng gây ra hiện tượng ê buốt.
Chải răng không đúng cách: Nhiều người thường quan niệm, chải răng càng mạnh càng giúp loại bỏ vi khuẩn và càng sạch sẽ. Tuy nhiên, theo các bác sĩ nha khoa, việc chải răng quá mạnh sẽ khiến lớp men răng bị tổn thương dẫn đến răng bị tụt nướu và lộ ngà, bạn dễ bị ê buốt hơn.
Sâu răng: Sâu răng sẽ khiến cho lớp tủy răng dễ dàng bị kích thích do các thực phẩm nóng, lạnh, ngọt và thậm chí cả không khí có thể lọt vào qua lỗ sâu.
Sử dụng quá nhiều nước súc miệng: Sử dụng quá nhiều nước súc miệng có thể gây nên tình trạng răng nhạy cảm do trong nước súc miệng có chứa axit. Vì thế, bạn nên sử dụng đúng liều lượng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa.
Nguồn tin: Kiến thức nha khoa

Nha khoa thẩm mỹ

Nha khoa thẩm mỹ