Nguyên Nhân Chính Bị Lở Miệng - Nhiệt Miệng - Viêm Loét Miệng

12:02:00 0 Comments A+ a-

Nhiệt miệng là tên gọi dân gian của bệnh viêm loét niêm mạc miệng, là một bệnh lý thường gặp thuộc về răng miệng bởi nhiều nguyên nhân.

Nguyên Nhân Chính Bị Lở Miệng - Nhiệt Miệng - Viêm Loét Miệng
Nguyên Nhân Chính Bị Lở Miệng - Nhiệt Miệng - Viêm Loét Miệng
Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng:
Nhiệt miệng hay viêm loét miệng còn được gọi là hội chứng BMS gây nên những cơn đau dai dẳng ở miệng, môi, lưỡi gây đau và khó chịu thậm chí ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống của người mắc bệnh vì nó làm người bệnh đau đớn, ăn uống không ngon miệng hoặc luôn bị đau vết nhiệt khi ăn uống. Bệnh nhiệt miệng thường xảy ra ở người lớn tuổi trung niên trở lên, nhưng nó vẫn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng như:
- Các trường hợp suy giảm chức năng khử độc của gan: các chất độc (chủ yếu là kim loại nặng như Asen , chì … ) tích tụ lại ở niêm mạc đường tiêu hóa (chủ yếu là niêm mạc miệng ) khi lượng chất độc đủ lớn tạo nên ổ hoại tử rồi vỡ ra tạo thành vết loét (nhiệt miệng )
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh bệnh như: áp lực tinh thần lớn, công việc căng thẳng stress khiến cho chức năng miễn dịch bị suy giảm; các rối loạn bài tiết bên trong, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt; dị ứng với thuốc hoặc thực phẩm… trong đó suy giảm miễn dịch được xem là nguyên nhân quan trọng dẫn đến nhiệt miệng.
- Bệnh có nhiều liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể: bệnh mang tính chất tự miễn, tức là tự cơ thể hình thành dị nguyên (có một số trường hợp liên quan đến độc tố tồn tại nhiều trong máu, chức năng khử độc của gan kém) rồi cơ thể lại phải tự sinh ra kháng thể để dung giải chất độc đó đi, phản ứng này sinh ra ổ hoại tử, từ đó vỡ ra hình thành nên vết loét, đồng thời vết loét lại thường xuyên bị ướt do nước bọt cộng với dịch thức ăn phức tạp cho nên rất lâu lành.
- Nhiễm khuẩn do mất cân bằng sinh học của tạp khuẩn trong miệng bao gồm: các vi khuẩn ái khí, kỵ khí và nấm cộng sinh.
- Yếu tố nội tiết: Thể hiện khá rõ ở phụ nữ dễ bị áp-tơ (nhiệt miệng) trong thời kỳ sau đẻ, thời kỳ mãn kinh hoặc trong khi mang thai.
- Một số yếu tố nguy cơ: Thiếu hụt các chất tạo máu: iron, folic acid, vitamin B12.
- Hệ miễn dịch bất thường.
- Nhiễm khuẩn: herpes simplex virus (HSV), human herpesvirus (HHV), varicella-zoster virus (VZV), cytomegalovirus (CMV), Streptococcus sanguis, Helicobacter pylori,…



Ngoài những nguyên nhân kể trên lở miệng còn có thể xảy ra với những nguyên nhân mà bạn không ngờ tới như:
- Do bạn đánh răng quá mạnh: gây chảy máu nướu răng tổn thương chân răng khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập khiến bạn bị lở miệng.
- Do bạn hút thuốc thường xuyên: những tưởng không ảnh hưởng đến răng miệng, tuy nhiên sử dụng thuốc lá nhiều một cách thường xuyên làm thâm đen vùng nướu răng của bạn. Đặc biệt là những bạn đang trong quá trình điều trị lở miệng, hút thuốc thường xuyên góp phần làm bệnh tái phát một cách nhanh chóng hơn.
- Do sử dụng răng giả không phù hợp: va chạm làm trầy nướu răng dẫn đến lở loét.
- Do nấm: virus xâm nhập gây viêm loét niêm mạc miệng.
- Do kem đánh răng: có chữa nhiều hóa chất, chất tạo bọt.
Vì thế, khi bị nhiệt miệng hay lở miệng thì có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, không cố định một loại nguyên nhân nào cả. Nếu bạn muốn hết nhanh chóng thì có thể đến gặp bác sĩ nha khoa để được khám và tư vấn. Nhưng thường thời gian tự khỏi là 7-14 ngày, trong thời gian này bạn chịu khó trong việc ăn uống và vệ sinh hơi bị rát một xíu.
Cách điều trị khi bị nhiệt miệng:
1. Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng 2-3 lần hàng ngày: Đánh răng lâu sẽ khiến bạn cảm thấy đau rát thế nên chỉ cần quẹt kem lên từng chiếc răng cho "có lệ", sau đó súc bằng nước súc miệng là được. Lúc này nước súc miệng đóng vai trò như thuốc giảm đau sẽ làm dịu một phần cảm giác rát, tính sát khuẩn của nó còn giúp đánh bay cái lớp vàng nhầy nhầy quanh vết loét. Như vậy, vết thương trong miệng vừa được giảm đau, vừa được sát khuẩn thì sẽ mau lành hơn.
2. Thay đổi thực đơn đặc biệt cho những ngày bị nhiệt miệng: Loại bỏ những món ăn có tính háo nước ra khỏi thực đơn. Tăng cường những loại rau có vị đắng nhưng tính mát như rau đắng, khổ qua, rau má, các loại rau củ giúp thanh nhiệt như bầu, bí, rau dền, giá đậu. Uống các loại nước mát như nước chanh, nước mía, nước đậu xanh, dừa, nha đam. Nếu huyết áp tốt, bạn có thể uống rau má đậu xanh.
3. Uống viên sủi vitamin: Thuốc sủi là trợ thủ đắc lực trong việc chữa nhiệt miệng. Sau khi ngâm trong nước cho thuốc sủi hết bọt, nên uống trước 16h vì vitamin C có tính kích thích thần kinh, uống trễ sẽ gây khó ngủ. Liều lượng khuyên dùng từ bác sĩ nha khoa là 60 mg mỗi ngày.

4. Sử dụng gel bôi nhiệt miệng chứa thành phần Chlorhexidine digluconate có tác dụng trị những vết loét cục bộ trong miệng, nhiễm khuẩn, viêm quanh chân răng, phòng ngừa viêm lợi,…
Lưu ý: Nhiệt miệng diễn tiến từ vài ngày đến vài tuần nên bạn cần đầu tư thời gian, kiên trì trị bệnh ít nhất 3 - 4 ngày trở lên mới hiệu quả.
Nguồn tin: Kiến thức nha khoa

Nha khoa thẩm mỹ

Nha khoa thẩm mỹ