Cấu Tạo Của Răng Tháo Lắp

19:03:00 0 Comments A+ a-

Làm hàm tháo lắp là một trong những phục hồi răng bằng răng giả phổ biến hiện nay. Cấu tạo của một hàm tháo lắp bao gồm những gì?

Cấu Tạo Của Răng Tháo Lắp
Hàm giả tháo lắp là loại hàm răng giả được sử dụng để phục hồi răng thẫm mỹ. Khi dùng hàm giả tháo lắp, bạn có thể tháo ra và lắp vào dễ dàng. Điều này giúp cho việc vệ sinh răng răng miệng dễ dàng mà chi tiết thực hiện cũng tiết kiệm rất nhiều.
Hàm giả tháo lắp là loại hàm thông dụng từ lâu, được khá nhiều người ưa chuộng bởi chi phí thấp, áp dụng cho người cao tuổi. Hiện nay loại hàm này vẫn chưa mất đi vai trò của nó nhờ những ưu điểm mà các loại hàm giả khác không có được, đặt biệt đối với người cao tuổi khó phục hình cho răng bằng cách làm cầu răng sứ hay cấy ghép implant.
Tuy nhiên, nhược điểm của hàm tháo lắp là cồng kềnh và không được chắc chắn như trường hợp bọc răng sứ, màu sắc của răng trên hàm tháo lắp cũng được tự nhiên như răng sứ. Vì vậy, làm hàm giả tháo lắp chỉ thích hợp cho những người đã lớn tuổi. Những người có nhu cầu giao tiếp công việc nhiều thì nên dùng răng sứ cố định.
Cấu tạo các loại hàm giả tháo lắp:
1. Hàm giả tháo lắp bán phần:
Hàm giả bán phần bao gồm khung kim loại với răng và vùng nướu giả gắn trên đó. Khung kim loại có các móc hay những mối nối (attachments) khác giúp giữ hàm giả yên vị. Tuy nhiên, hàm giả bán phần có thể tháo dễ dàng để làm vệ sinh.
- Hàm tháo lắp bằng nhựa cứng:
Nền hàm (lợi giả) được làm bằng nhựa cứng, các móc kim loại để móc vào các răng thật còn lại. Răng thường là răng nhựa. Hàm không được gắn chặt vào răng nhựa, mà chỉ tựa lên niêm mạc (lợi). Khi nhai, lực nhai được truyền thẳng qua niêm mạc đến xương hàm.



- Hàm khung kim loại:
Hàm khung kim loại có móc đúc nguyên khối rất chắc chắn thường là lựa chọn phù hợp nhất cho trường hợp mất răng bán phần. Thiết kế thường có các phần tựa lên mặt nhai của các răng thật, có thể là khung bằng Ni-Cr hoăc Titan. Do đó khi ăn nhai, hàm có thể truyền lực nhai qua các răng thật còn lại. Ngoài ra, thiết kế kim loại cũng cho phép giảm bớt kích thước nền nhựa, giảm khó chịu cho bệnh nhân.

ham gia thao lap


- Hàm nhựa dẻo:
Nền hàm làm bằng loại nhựa dẻo, các móc cũng làm bằng nhựa dẻo nên có độ thẩm mỹ cao hơn hàm nhựa cứng móc kim loại. Hàm dẻo thường dễ thích nghi hơn hàm khung.



- Hàm khung liên kết attachment:
Là dạng hàm khung nhưng được kết hợp với những liên kết làm cho hàm ổn định hơn. Hàm tháo lắp bán cố định – kết hợp Attachment có qui trình làm phức tạp hơn răng tháo lắp nhựa và cần phối hợp lâm sàng tốt.
Thông thường được thực hiện gắn dạng bản lề (âm dương) với một phục hình cố định. Ăn nhai có cảm giác chắc chắn hơn. Giá thành cao hơn răng tháo lắp nhựa.



2. Hàm giả toàn phần:
Giống như hàm bán phần (răng có thể là răng nhựa hay răng sứ). Nhưng cách làm khó khăn và phức tạp hơn hàm bán phần.



3. Hàm giả toàn phần trên implant:
Cũng tương tự hàm giả toàn phần thông thường, chỉ khác là nha sĩ sẽ cắm thêm 4-6 chốt implant vào xương hàm để làm chỗ tựa cho hàm giả, như vậy sẽ giúp cho hàm giả được vững ổn hơn, dễ dàng cho việc ăn nhai. Đây là giải pháp tuyệt vời cho những bệnh nhân đang không hài lòng, thậm chí khổ sở với hàm tháo lắp của mình.



Ngày nay, việc phục hồi lại răng đã mất hoặc bị hư bằng hàm tháo lắp đã không phải là trở ngại, có rất nhiều loại hàm tháo lắp đa dạng và phù hợp với sự lựa chọn của bạn.
Nguồn tin: Kiến thức nha khoa

Nha khoa thẩm mỹ

Nha khoa thẩm mỹ