Làm Cầu Răng Sứ Trong Trường Hợp Nào?

05:40:00 0 Comments A+ a-

Khi nào nên làm cầu răng sứ? Những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp làm cầu răng sứ này là gì?

Làm Cầu Răng Sứ Trong Trường Hợp Nào?
Trồng răng sứ bằng cách làm Cầu răng sứ là phương pháp khắc phục tình trạng răng bị mất để trả lại chức năng nhai cắn, thẩm mỹ cho răng. Với phương pháp này, bác sĩ nha khoa sẽ mài bớt mô của hai răng ở hai đầu khoảng mất răng vừa đủ với lượng sứ sẽ đắp trên răng giả sau này. Hai răng này gọi là răng trụ và phần răng giả gọi là nhịp cầu.
Cầu răng giúp khôi phục hình dạng cung răng và giúp ngăn chặn các răng nghiêng vào khoảng mất răng đồng thời không cho răng đối diện trồi vào khoảng mất răng. Sau khi mài răng, nha sỹ sẽ lấy dấu răng và tiến hành đổ mẫu. Labo phục hình sẽ thực hiện cầu răng với nhiều công đoạn để làm nên cầu răng sứ chuẩn khớp và thẩm mỹ cao cho bệnh nhân.
Làm cầu răng sứ không đau, bởi lẽ, nha sỹ sẽ gây tê tại chỗ các răng được mài và bạn sẽ không cảm thấy bất cứ khó chịu nào trong thời gian chờ Labo thực hiện cầu răng sứ.
Có 3 loại cầu răng:
Loại cầu răng thông thường:
Các răng ở 2 đầu khoảng mất răng sẽ được mài để làm trụ cho cầu răng. Cầu răng này không thể tháo ra khỏi miệng như làm hàm tháo lắp.
Cầu dán:
Cầu dán được dùng tạm thời ở vùng răng trước. Cầu này chi phí thấp, được sử dụng tốt nhất khi các răng trụ lành mạnh và không có miếng trám lớn. Răng giả được dán vào các răng 2 bên khoảng mất răng bởi cánh dán và các cánh dán này được dán vào mặt trong của các răng kế cận. Do vậy, không thể thấy cánh dán khi nhìn từ bên ngoài. Loại cầu này không cần phải mài nhiều mô trên các răng cận kề.
Cầu nhảy:
Dùng ở vùng răng ít chịu lực nhai lớn như vùng răng cửa. Nó được thực hiện khi chỉ có răng ở một đầu của khoảng mất răng, cầu nhảy thường tựa trên một hoặc nhiều răng trụ.



Ưu và nhược điểm của phương pháp cầu răng:
Ưu điểm:
o Hoàn thiện nhanh trong hai lần hẹn cách nhau 2-3 ngày.
o Thẩm mỹ và chức năng tương đối tốt.
o Chi phí hợp với khả năng chi trả của phần lớn khách hàng .
Nhược điểm:
o Phải có hai răng cạnh răng mất và hài răng đó phải còn khỏe.
o Hai răng bên cạnh phải được mài giảm thể tích bề mặt thân răng.
o Hai răng trụ cầu làm việc cho diện tích của 3 mặt nhai.
o Có gầm cầu sau vài năm sử dụng, có thể đọng ít hoặc nhiều thức ăn.



Làm cầu răng áp dụng khi nào là tốt nhất?
Cầu răng chỉ áp dụng trong trường hợp hai răng bên cạnh vẫn còn chắc khỏe, không bệnh lý để có thể mài nhỏ làm giá đỡ cho răng sứ. Cầu răng sẽ bao gồm răng thay thế cho răng mất và cả 2 chụp răng cho 2 cùi răng khỏe được mài làm trụ.
Trường hợp mất răng kế bên hoặc răng kế cận là răng số 8 thì không khuyến cáo thực hiện cầu răng. Việc chỉ có một răng làm trụ sẽ khiến cho điểm tựa không được chắc chắn, cầu răng dễ bị yếu đi nhanh chóng. Ngoài ra, răng số 8 bản thân đã chứa nhiều tiềm ẩn, biến chứng và thường được nhổ bỏ nên không thể làm trụ đỡ cho cầu răng bên trên được.
Làm cầu răng giúp lấy lại vẻ tự nhiên cho răng, nó có thể tồn tại trong nhiều chục năm nếu bạn biết giữ gìn và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên răng trụ có thể hơi nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ quá mức, có thể kéo dài vài tuần sau khi hoàn tất cầu răng. Ngoài ra, vi khuẩn sẽ phát triển trên mảng bám thức ăn quanh các răng trụ nến giữ vệ sinh không sạch.
Nguồn tin: Kiến thức nha khoa

Nha khoa thẩm mỹ

Nha khoa thẩm mỹ