Những Điều Cần Biết Về Cầu Răng Sứ

04:36:00 0 Comments A+ a-

Cầu răng sứ là phương pháp được ứng dụng linh hoạt trong lĩnh vực làm răng sứ thẩm mỹ cho các trường hợp phục hình răng mất.

Những Điều Cần Biết Về Cầu Răng Sứ
Cầu răng sứ là gì?
Răng mất cần được thay thế, nhất là đối với mất răng cửa. Nếu điều kiện cho phép thì làm cầu răng luôn tốt hơn là làm hàm tháo lắp đối với trường hợp mất răng đơn độc. Thường thì cầu răng cần một trụ cầu mỗi bên khoảng mất răng. Cầu răng sẽ duy trì được chức năng lâu dài nếu như tổ chức quanh răng của răng trụ tốt, khoảng mất răng ngắn và thẳng hàng, người mài cầu hiểu rõ nguyên tắc và thực hiện chính xác. Có rất nhiều yếu tố quyết định chỉ định cầu răng cũng như chọn răng trụ và cách mài.
Cầu răng là phương pháp trồng răng sứ dùng để nâng đỡ và được dán vào các răng tự nhiên kế cận. Cầu răng bao gồm 2 mão răng ở 2 đầu khoảng mất răng và răng giả nằm giữa 2 mão này, 2 mão này được gắn trên răng trụ và phần răng giả được gọi là nhịp cầu.


Đối tượng phù hợp để lắp cầu răng
Cầu răng được bác sĩ chỉ định điều trị cho những bệnh nhân mất 1, 2 hoặc nhiều răng bằng cách bắc cầu giữa 2 răng mất. Người muốn làm cầu răng phải có tình trạng răng miệng tốt, xương hàm chưa tiêu, răng chưa xô lệch, đổ nghiêng. Răng thật kế cận khoảng trống mất răng của bệnh nhân vẫn còn chắc khỏe để làm trụ cho răng giả.
Cầu răng thuộc loại phục hình thẩm mỹ cố định, răng giả được bác sĩ gắn chắc cố định vào răng và chỉ có bác sĩ mới có thể tháo ra, không giống như phương pháp phục hình tháo lắp mà bệnh nhân có thể tự tháo ra lắp vào.



Tại sao phải làm cầu răng?
Khi bạn bị mất răng, chức năng ăn nhai sẽ bị ảnh hưởng. Đồ ăn, thực phẩm sẽ bị mắc lại ở vị trí trống không được vệ sinh để lâu dài sẽ gây sâu răng, gây ảnh hưởng tới nướu và tới các răng khác. Nghiêm trọng hơn nếu để lâu dài khoảng trống mất răng sẽ bị tiêu xương không có gì để nâng đỡ môi và má gây ảnh hưởng trực tiếp tới vẻ thẩm mỹ bề ngoài. Má của bạn sẽ bị hớp vào trông bạn sẽ già hơn và nét mặt sẽ không được hài hòa như trước nữa.
Khi mất răng, lực đè ép lên nướu và các mô miệng khác tạo nên một số xáo trộn có hại cho sức khỏe của bạn. Hơn nữa, nó còn có thể gây nên nguy cơ mắc bệnh nướu. Ảnh hưởng lâu dài tới tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Một số chứng minh của các nhà khoa học, việc mất răng còn gây khó khăn cho việc phát âm, gây khó khăn làm bạn nói không được rõ ràng.



Có 3 loại cầu răng:
- Cầu răng thông thường: Là loại cầu răng cố định nên bệnh nhân không thể tháo ra như khi sử dụng hàm giả tháo lắp. 2 răng thật bên cạnh răng mất sẽ được mài nhỏ để làm trụ cầu. Cầu răng sẽ ở giữa 2 trụ này.
- Cầu dán: cầu dán được dùng tạm thời ở vùng răng trước; cầu răng này không đắt tiền, được sử dụng tốt nhất khi các răng trụ lành mạnh và không có những miếng trám lớn. răng giả được dán vào các răng 2 bên khoảng mất răng bởi cánh dán, các cánh dán này được dán vào mặt trong của các răng kế cận do đó không thể thấy cánh dán khi nhìn từ bên ngoài. Loại cầu này không cần phải mài nhiều mô răng trên các răng kế cận.
- Cầu nhảy: thường dùng ở vùng răng ít chịu lực nhai lớn như vùng răng cửa. Nó được thực hiện khi chỉ có răng ở 1 đầu của khoảng mất răng, cầu nhảy thường tựa trên 1 hoặc nhiều răng trụ.
Ưu điểm của cầu răng:
- Cầu răng có khả năng tạo lại vẻ tự nhiên cho hàm răng.
- Thường chỉ cần 2 lần hẹn là có thể hoàn tất.
- Có thể tồn tại trong nhiều chục năm nếu Bạn giữ vệ sinh đúng cách.
Khuyết điểm của cầu răng:
- Răng trụ có thể hơi nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ quá mức, có thể kéo dài vài tuần sau khi hoàn tất cầu.
- Vi khuẩn có thể phát triển trên mảng bám thức ăn bám quanh các răng trụ nếu bạn giữ vệ sinh không sạch.



Cách làm cầu răng sứ:
Để thực hiện cầu răng trước tiên bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành khám tổng quát tình hình răng miệng của bạn để xem mức độ tổn thương của răng cũng như một số bệnh liên quan đến vấn đề răng miệng như hôi miệng, răng ê buốt, sâu răng hay viêm nha chu…
Kế đó, bác sĩ sẽ chụp phim X-Quang để kiểm tra kỹ lưỡng cấu trúc của cương hàm và răng. Từ những kết quả ban đầu có được, bác sĩ sẽ trao đổi với khách hàng về việc có nên làm cầu răng hay không và quy trình thực hiện cầu răng như thế nào đẻ bệnh nhân có thể nắm sơ qua tình hình trước mắt của bản thân.
Bước tiếp theo bác sĩ sẽ tiến hành đo đạc để lấy mẫu răng phù hợp với khung hàm để từ đó thiết kế mẫu cầu răng cho tương thích và phù hợp nhất. Sau khi đã tiến hành lấy dấu răng thì bệnh nhân sẽ phải trải qua bước gây tê và mài cùi răng. Lúc này đây bác sĩ sẽ thực hiện gây tê tại chỗ để mài nhỏ thân răng kế cận vùng mất răng thành cùi để từ đó tạo cầu và lưu giữ phần chụp bên trên. Trong khoảng thời gian chờ đợi việc lắp cầu răng vào thì bệnh nhân sẽ được bac sĩ lắp cầu tạm.
Và bước cuối cùng là lắp cầu răng cố định sau khi đã kiểm tra chính xác và cẩn thận về độ tương thích giữa hàm và cầu răng. Việc lắp cầu răng được hoàn thiện nhờ vào một loại xi măng chuyên dụng được dùng đẻ lấp đầy khu vực khoảng trống bị mất răng.
Tuy nhiên để đảm bảo cũng duy trì kết quả được lâu dài thì bác sĩ sẽ khuyên bạn nên tái khám định kỳ để nhỡ có sai sót hay biến chứng nào thì bác sĩ mới có thể kịp thời điều chỉnh và khắc phục. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến việc vệ sinh răng miệng cũng như chế độ ăn uống hằng ngày hợp lý nhằm bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất.
Nguồn tin: Kiến thức nha khoa

Nha khoa thẩm mỹ

Nha khoa thẩm mỹ